Người ta thường chọn thang máy gia đình có kích thước nhỏ để phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích đất. Tuy nhiên, nếu không biết cách bố trí, nó vẫn sẽ khiến không gian trở nên chật hẹp và bất tiện trong việc di chuyển. Do vậy, ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những cách sắp xếp vị trí thang máy, thang bộ trong kiểu nhà vừa thang máy vừa thang bộ. Xem ngay nhé!
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ – xu hướng nội thất hiện đại nhất hiện nay
Nếu như thời gian trước, người ta thường thích xây nhà kiểu rộng, nhiều gian để thoải mái trong việc sinh hoạt thì giờ đây phương án đó không còn khả thi. Các thành phố lớn hay khu công nghiệp thường tập trung nhiều công ty, nhà máy dẫn đến tình trạng người lao động di cư đến đây để sinh sống, làm ăn ngày càng đông. Chính vì vậy, dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất lại có giới hạn sẽ làm cho đất xây nhà ngày càng bị hạn chế mà còn chưa tính đến vấn đề sốt giá.
Trong tình hình đó, xu hướng xây nhà cao tầng dần trở nên thịnh hành và được đánh giá là phương án tốt nhất để giải quyết nhu cầu xây dựng nhà ở cho người dân. Hầu hết trong thành phố, việc xây dựng nhà từ 4 – 5 tầng trở lên là lựa chọn phổ biến để mở rộng không gian sống. Điều này vô tình giúp cho việc lắp đặt thang máy gia đình dần phổ biến hơn.
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Việc lắp đặt thang máy trong gia đình không những khắc phục được khó khăn trong việc di chuyển cho những ngôi nhà cao tầng mà còn giúp không gian trở nên hiện đại, tiện nghi hơn. Từ đó, kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ đã trở thành xu hướng nội thất hiện đại nhất ngày nay.
Thông thường, người ta sẽ bố trí thang máy và thang bộ theo 4 cách sau:
- Thang máy giữa thang bộ
- Thang máy và thang bộ nằm bên cạnh nhau
- Thang máy đặt đối diện thang bộ
- Thang máy nằm cuối ngôi nhà
4 kiểu thiết kế thang máy và thang bộ cho ngôi nhà
1. Thang máy giữa thang bộ
Thang máy giữa thang bộ là cách lắp đặt được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, đặc biệt phù hợp với những công trình không xây dựng sẵn hố thang hoặc có tính chất cải tạo, sửa chữa. Với phương án này, đơn vị thi công sẽ tận dụng giếng trời để thi công cầu thang máy nên không làm tốn nhiều diện tích.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được diện tích công trình.
- Có thể tận dụng vách thang máy làm tay vịn cho cầu thang bộ.
Nhược điểm:
Mất giếng trời nên không lấy được ánh sáng tự nhiên dễ gây ngột ngạt, khó chịu cho ngôi nhà.
Thang máy giữa thang bộ
Tìm hiểu thêm: Báo giá thang máy gia đình| Thang máy Thành Phát
2. Thang máy và thang bộ nằm bên cạnh nhau
Cùng với nằm giữa, kiểu đặt nằm cạnh này cũng phổ biến không kém. Thang máy và thang bộ sẽ được thi công ở giữa nhà, chia mỗi tầng thành 2 phần bằng nhau. Kiểu nhà có thang máy nằm cạnh thang bộ thường thích hợp với diện tích đất có chiều sâu khá lớn nhưng bề ngang hẹp.
Ưu điểm:
- Giếng trời không bị ảnh hưởng nên căn nhà luôn nhận được nhiều ánh sáng.
- Gia chủ có thể tùy ý thiết kế tay vịn cầu thang bộ.
Nhược điểm:
- Cầu thang bộ sẽ có độ dốc lớn hơn tạo cảm giác khó khăn cho các thành viên trong gia đình.
- Cách sắp xếp này thường không thích hợp với các công trình cải tạo.
Thang máy bố trí cạnh thang bộ
3. Thang máy đối diện thang bộ
Xu hướng kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ này có cách sắp xếp thang máy đối diện thang bộ thường được ứng dụng cho các công trình có bề ngang rộng khoảng trên 5m. Thêm vào đó, chủ nhà có thể thiết kế thêm nhà vệ sinh bên cạnh thang máy để hình thành nên 1 khối giao thông chung hoàn hảo.
Ưu điểm:
- Không gian thông thoáng hơn.
- Có thể khắc phục được các lỗi phong thủy trong cách xây dựng.
Nhược điểm:
Hầu như chỉ phù hợp với những ngôi nhà có bề ngang rộng.
Thang máy nằm đối diện cầu thang bộ
4. Thang máy nằm cuối ngôi nhà
Những công trình có chiều ngang từ 3.2m – 5.2m và chiều sâu hạn chế sẽ thích hợp với kiểu bố trí này. Khi đó, thang bộ vẫn được đặt cạnh thang máy nhưng sẽ có một vài sự thay đổi về kích thước để khớp với thiết kế của thang máy.
Ưu điểm:
- Cầu thang bộ có thể xây to, rộng rãi.
- Không gian ngôi nhà trông sẽ thông thoáng hơn rất nhiều.
Nhược điểm:
- Muốn đi thang máy phải di chuyển đến cuối nhà.
- Nếu thiết kế thêm nhà vệ sinh thì cần giảm kích thước thang bộ và thang máy để hài hòa hơn.
Thang máy đặt nằm ở cuối nhà
Lưu ý khi kết hợp thang máy và thang bộ cùng nhau
Với kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ, bạn cần chú ý những điều sau:
- Sự kết hợp cần phải đảm bảo di chuyển, lưu thông thuận tiện trong nhà.
- Chúng cũng cần hài hòa về mặt thẩm mỹ để tạo nên tổng thể kiến trúc đẹp mắt nhất.
- Về phong thủy, gia chủ nên xem hướng và vị trí trước để tạo nên vận khí, sự may mắn cho mọi thành viên trong nhà, đặc biệt là các hộ gia đình buôn bán, kinh doanh.
- Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ thường được phổ biến ở dạng nhà ống, do vậy bạn cần chọn kiểu bố trí làm sao cho tiết kiệm diện tích nhất, giúp mọi người có không gian sống rộng rãi hơn.
Thành Phát – đơn vị thi công giải pháp lắp đặt thang máy tốt nhất
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề kết hợp thang máy và thang bộ sao cho hợp lý thì hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!
Chúng tôi – Công ty TNHH thang máy Thành Phát hiện là đơn vị trực tiếp sản xuất, phân phối, lắp đặt các sản phẩm thang máy có tiếng trên thị trường hiện nay. Với hơn 15 năm tham gia vào lĩnh vực, thương hiệu Thành Phát đã dần khẳng định được tên tuổi trên thị trường thông qua số lượng khách hàng phục vụ mỗi năm tăng liên tục và đã trở thành cái tên quen thuộc mỗi khi người dân có nhu cầu lắp đặt thang máy cho nhà ở hay các công trình khác.
Thang máy Thành Phát
Thang máy Thành Phát không chỉ tự hào có những sản phẩm chất lượng cao, vươn tầm quốc tế mà còn có đội ngũ kỹ thuật viên, tư vấn viên giàu kinh nghiệm đã thực chiến rất nhiều công trình lớn có nhỏ có. Vì vậy, chúng tôi tự tin rằng có thể hỗ trợ tốt nhất cho bạn, đưa ra những giải pháp phù hợp có tính ứng dụng cao nếu bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề thiết kế kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ. Lưu lại hotline 0912300886 và gọi ngay cho chúng tôi nhé!
Tóm lại, với kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ, cách bố trí cầu thang máy và thang bộ làm sao cho hợp lý phụ thuộc rất nhiều vào số đo chiều rộng, chiều sâu của ngôi nhà, yếu tố thẩm mỹ và tính phong thủy. Tuy nhiên, với những ưu – nhược điểm được nêu chi tiết trên đây, hy vọng bạn sẽ tìm được cách lắp đặt phù hợp cho ngôi nhà của mình!